TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ VÚ 

Nội dung bài viết

    Ung thư vú là căn bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới hiện nay. Để có thể phát hiện triệu chứng của bệnh nhằm điều trị kịp thời thì chúng ta hãy cùng trang bị các kiến thức về bệnh ung thư vú thông qua bài viết dưới đây.

    Ung thư vú được hiểu như thế nào?

    Ung thư vú (UTV) là tình trạng bệnh lý gây ra bởi các tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, từ đó hình thành nên các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh mẽ dẫn đến việc xâm lấn xung quanh và di căn xa. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.

     

    Sự thật về ung thư vú
    Sự thật về ung thư vú

    Theo GLOBOCAN, năm 2018 ước tính trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu ca ung thư vú mới mắc ở nữ và 627.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư đứng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ mắc ung thư vú đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt trong kỷ nguyên Covid, ung thư vú được xem là một trong những bệnh nền làm tăng khả năng tử vong của F0 hoặc F0 khỏi bệnh.

    Hậu quả của bệnh về về tuyến vú

    Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ có nguy cơ di căn qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các cơ quan khác. Chúng có thể di căn đến phổi và gây viêm phế quản, di căn đến ruột già và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nghiêm trọng nhất là di căn đến xương vì ung thư vú di căn xương được xếp vào giai đoạn 4, giai đoạn rất khó để chữa khỏi. 


    Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Nhiều bệnh nhân chia sẻ họ thường xuyên sốt cao, mệt mỏi và thỉnh thoảng đổ mồ hôi vào ban đêm. Bên cạnh đó, họ còn sụt cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như ngoại hình dù trước đó đã cố gắng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất.

    Người mắc bệnh bị đau ở vùng ngực
    Người mắc bệnh bị đau ở vùng ngực


    Việc thực hiện xạ - hóa trị dễ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau ở vùng ngực, da trở nên nhạy cảm và rụng tóc liên tục. Ngoài các phương pháp như xạ trị và hóa trị, rất nhiều trường hợp các bác sĩ phải yêu cầu bệnh nhân loại bỏ khối u bằng việc thực hiện cắt bỏ đi phần ngực. 


    Với phụ nữ, việc cắt bỏ phần nữ tính nhất của cơ thể không chỉ khiến họ thay đổi vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, quá trình xạ trị diễn ra trong suốt thời gian chữa bệnh còn để lại những tác dụng phụ vô cùng nặng nề.


    Người bị ung thư vú nếu không được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất thấp. Người bệnh có nguy cơ tử vong một cách đau đớn, những trường hợp khác bị buộc phải cắt bỏ đi phần ngực. Việc chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu người bệnh mắc thêm những bệnh lý tuyến vú như u xơ vú,..

    Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

    Nhiều chị em phụ nữ vẫn đang thắc mắc về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở bản thân, ví dụ như bệnh ung thư vú có di truyền không? Vậy nên dưới đây là danh sách những nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất. 

    • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, mang gen đột biến di truyền
    • Phụ nữ có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi hoặc phụ nữ lớn tuổi
    • Phụ nữ hiếm muộn hoặc có con muộn
    • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai với thời gian dài
    • Độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh từ khoảng từ 35 đến 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao
       
    Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
    Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

    Cách phòng chống bệnh ung thư vú

    Dù là căn bệnh nguy hiểm đến mức nào thì đều có những cách phòng chống khác nhau.  Vậy nên hãy điểm qua các cách phòng chống bệnh ung thư vú dưới đây để có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân.

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và lựa chọn những thực phẩm sạch. Đặc biệt, chú trọng ăn những loại rau như bắp cải, bông cải,… vì trong các loại rau họ cải rất giàu glucosinolate. Đây là một hoạt chất có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa sự hình thành khối u ở vú.
    • Thường xuyên khám tổng quát để theo dõi sức khỏe bản thân cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý, từ đó nhận được phương pháp điều trị kịp thời.
    • Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) và đồ uống có ga.
    • Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên, đều đặn để giảm thiểu khả năng béo phì.
    • Điều tra lịch sử bệnh lý của người trong gia đình để có cách phòng chống tốt nhất cũng như kịp thời phát hiện bệnh.
    • Cân nhắc việc sử dụng hormone để điều hòa cơ thể. Bạn nên lưu ý vì phương pháp điều trị này khi sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy thật cẩn trọng khi lựa chọn phương pháp sử dụng hormone nếu trong gia đình có người mắc bệnh.

    Bên cạnh việc tự khám tại nhà, bạn hãy đến Trung tâm Y khoa MIC Vietnam để có thể thực hiện các hạng mục tầm soát và phòng tránh kịp thời. Với 2 phương pháp tầm soát ung thư vú là“Chỉ dấu ung thư CA 15-3” và “Siêu âm nhũ”, bạn sẽ biết được tình trạng bệnh lý và phát hiện những bất thường khác ở vú ngoài ung thư. Đừng lo lắng vì ung thư vú giai đoạn sớm vẫn sẽ có những cách điều trị phù hợp và kịp thời.

    >>> Xem thêm: https://micvietnam.vn/goi-xet-nghiem-tam-soat-ung-thu-cho-nu

    Chị em phụ nữ hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi căn bệnh quái ác này bằng cách nâng niu bộ phận nữ tính nhất của cơ thể nhé! 

     

    Bài viết liên quan

    Đăng ký xét nghiệm ngay