Top 4 quan niệm sai lầm về ung thư

Nội dung bài viết

    Tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm để phát hiện tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn ban đầu ở người chưa xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Hiện nay, có nhiều người hiểu sai về quy trình cũng như vai trò của phương pháp này. Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm về tầm soát ung thư mà MIC Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn!

    Chỉ cần xét nghiệm máu để tầm soát

    Một trong những quan niệm sai lầm về tầm soát ung thư phổ biến đó là: chỉ cần xét nghiệm máu có thể phát hiện ra ung thư. Thực tế, khi hình thành trong cơ thể, tế bào ung thư có thể di căn và biểu hiện không chỉ ở trong máu. 

    Ví dụ điển hình là bệnh ung thư vú. Để biết một người có nguy cơ mắc ung thư vú hay không, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để định lượng CA 15-3, siêu âm tuyến vú hoặc thực hiện thêm một vài hạng mục khác như chụp X-Quang, sinh thiết,… Với một số bệnh ung thư như đại tràng, dạ dày thì cần phải thực hiện thêm nội soi. 

    Một số người thường nhầm lẫn giữa việc xét nghiệm chức năng của một bộ phận cơ thể với tầm soát bệnh ung thư. Để xét nghiệm chức năng gan, thận thì người ta có thể biết được chức năng vẫn duy trì hoạt động tốt hay không. Còn với xét nghiệm sàng lọc ung thư thì đây vẫn chưa phải là phương thức hoàn chỉnh.

    Xét nghiệm chỉ dấu ung thư
    Xét nghiệm chỉ dấu ung thư

     

    Nói cách khác, việc xét nghiệm máu để tìm ra ung thư trên những người khỏe mạnh vẫn có khả năng bỏ sót ung thư. Vậy nên, không phương pháp có xét nghiệm máu đơn độc nào có thể cung cấp đầy đủ thông tin cậy để phát hiện sớm ung thư.

    Chụp X-Quang định kỳ để tầm soát

    Một quan niệm sai lầm khác trong việc sàng lọc ung thư là: Thực hiện chụp X-Quang để tầm soát ung thư định kỳ.

    Chụp X-Quang là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh bằng cách ứng dụng tính chất của tia X để cho ra những hình ảnh xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc phát hiện và điều trị bệnh, trong đó bao gồm phát hiện ung thư. 

    Vì tia X là một tia bức xạ với năng lượng phóng xạ cao nên có thể gây những thương tổn cho da và mô bên dưới da. Với độ xuyên phá khá mạnh, chùm tia X có thể làm AND bị đứt gãy, dẫn đến đột biến Gen, hình thành khối u và dẫn đến ung thư.

    Chụp X-quang có thể gây hại đến sức khỏe
    Chụp X-quang có thể gây hại đến sức khỏe

    Bên cạnh đó, chụp X-quang còn gây ảnh hưởng ở mắt, tim mạch, cơ quan sinh dục, niêm mạc ruột, miễn dịch và huyết học. Do đó, việc thực hiện chụp X-quang để tầm soát ung thư định kỳ không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Chỉ cần tầm soát ung thư 1 lần trong đời

    Vậy quan niệm "sàng lọc ung thư chỉ cần thực hiện một lần trong đời” có phải là sai lầm?

    Tế bào ung thư được hình thành khi cơ thể xuất hiện các gen đột biến. Các gen đột biến này làm tế bào khỏe mạnh phân chia và nhân lên thành tế bào ung thư.

    Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của đời người
    Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của đời người

    Dựa trên số liệu của các cuộc thống kê về ung thư, chỉ có 5-10% người mắc ung thư do di truyền. Còn lại 90-95% người bị ung thư là do các tác nhân từ môi trường như tiếp xúc với tia phóng xạ (tia X, tia cực tím,…), nhiễm virus, lối sống không lành mạnh.

    >>> Sàng lọc nguy cơ ung thư 1 LẦN trong đời thông qua xét nghiệm Gen

    Vậy nên, trong xuyên suốt cuộc đời, con người không thể đoán trước được những tác nhân này sẽ tấn công ở giai đoạn nào. Để sàng lọc và chẩn đoán ung thư chính xác, người ta cần thực hiện tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng cho đến 1 năm.

    Có thể sàng lọc ung thư tại nhà

    Dựa trên nhu cầu “ai ở đâu, ở yên đó” của khách hàng, nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ sàng lọc ung thư tại nhà. Điều này giúp người khám tiết kiệm thời gian và duy trì thăm khám định kỳ. Vậy phương pháp tầm soát ung thư này có chuẩn xác không?

    Chỉ có thể lấy mẫu xét nghiệm như máu, phân, nước tiểu tại nhà
    Chỉ có thể lấy mẫu xét nghiệm như máu, phân, nước tiểu tại nhà

    Tuy nhiên, các gói xét nghiệm ung thư tại nhà chỉ đơn thuần là truy tim chỉ dấu ung thư trong máu. Để tầm soát ung thư toàn diện, người khám cần thực hiện thêm những xét nghiệm cận lâm sàng khác và kiểm tra khác tại trung tâm Y khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị Y tế.

    Trên đây là 4 quan niệm sai lầm được truyền miệng về ung thư. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư cũng như các phương pháp sàng lọc chuẩn Y khoa. 

    Bài viết liên quan

    Đăng ký xét nghiệm ngay